Bột ngọt AJI-NO-MOTO® có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Dựa trên các kết luận mới nhất của các tổ chức uy tín về y tế và sức khỏe trên thế giới và Việt Nam, bột ngọt là một gia vị an toàn cho mọi đối tượng với liều lượng sử dụng hàng ngày không xác định.
 1. Kết luận của Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (JECFA) (1987): 
    o Bột ngọt là một phụ gia thực phẩm an toàn.  
    o Liều dùng bột ngọt hàng ngày không xác định (tức không có quy định mỗi người mỗi ngày chỉ được phép sử dụng bao nhiêu bột ngọt, có thể dùng theo khẩu vị) 
    o Quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau và không có bất kỳ mối nguy nào đối với trẻ em được chỉ ra khi sử dụng bột ngọt.
2. Kết luận của Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu (EC/SCF) (1991):
    o Bột ngọt là phụ gia thực phẩm an toàn với mã số E261.  
    o Liều dùng bột ngọt hàng ngày không xác định 
 3. Kết luận của Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) (1958, 1993, 1995, 2001, 2019, 2021):  
    o Bột ngọt là một gia vị được xem là an toàn (GRAS: generally recognized as safe) tương tự như các thành phần thực phẩm phổ biến như giấm, bột nở...  
 4.  Bộ Y tế, Lao động, Phúc lợi Nhật Bản (2023):
    o Bột ngọt được đưa vào danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong tất cả các loại thực phẩm và không có quy định về liều dùng tối đa. 
    o Bột ngọt nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo Luật vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản. 
 5. Quy định hiện hành của Bộ Y tế Việt Nam (2023)
Bộ Y tế Việt Nam xếp bột ngọt vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. 
Như vậy, bột ngọt là một gia vị an toàn cho mọi đối tượng với liều dùng không xác định (dùng tùy theo khẩu vị) và không có quy định về liều dùng tối đa.

 

Still have a question ?
Get in touch